Nguồn gốc của Quy trình Quy trình

Quy trình có thể bắt nguồn từ một ý tưởng, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp hay thành tựu của một công trình khoa học.

  1. Quy trình học là ngành khoa học nghiên cứu phương pháp thiết lập, vận hành/điều hành, hoàn thiện, nâng cấp hoặc phá hủy Quy trình, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể trong hoạt động đa dạng của xã hội loài người.
  1. Phân biệt Quy trình với các hoạt động khác của con người.

- Quy trình với Quá trình: Theo định nghĩa trong ISO 9000 thì Quá trình (Process) được định nghĩa là "tập hợp các hoạt động có quan hệ lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi đầu vào thành đầu ra", Quy trình (Procedure) được định nghĩa là "cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hoặc quá trình". Như vậy, theo định nghĩa của tổ chức ISO, Quá trình chỉ mang tính mô tả hệ thống hoặc tương tác, có thể ẩn chứa Trình tự nhưng hoàn toàn không có tính bó buộc tuân thủ như Quy trình.

Mặt khác, một Quá trình có thể chứa nhiều Quy trình, hoặc một Quy trình có thể chứa nhiều Quá trình và Quy trình.

Hiện nay có một thực tế là nhiều học giả lại xem khái niệm Process là Quy trình, thực chất Process là Quá trình. Đây là sự nhầm lẫn về học thuật có thể sẽ được các nhà từ điển học làm rõ trong tương lai, thậm chí chúng (Quá trình và Quy trình) cũng không thể xem là từ đồng nghĩa, vì Quá trình sản xuất ô tô không thể đồng nghĩa với Quy trình sản xuất ô tô.

- Quy trình với Lộ trình: Lộ trình không có tính bắt buộc thực hiện toàn diện và chặt chẽ như Quy trình, ví dụ: Lộ trình điểm định khí thải xe máy

- Quy trình với Chương trình: Bản chất của Chương trình là mô tả nội dung, ví dụ như Chương trình văn nghệ, Chương trình đào tạo…. Theo đó các nhà tổ chức có thể linh động thay đổi thứ tự thực hiện, miễn sao hoàn thành Chương trình đã đề ra. Ngược lại, bản chất của Quy trình là sự bắt buộc phải thực hiện theo đúng trình tự đã đề ra (Làm trái quy trình là vi phạm kỷ luật). Do đó, Quy trình và Chương trình có sự khác biệt rất rõ về bản chất của khái niệm. Quy trình là định hướng tiệm cận của chương trình.

Chương trình đào tạo có thể chứa Quy trình đào tạo. Ví dụ: Chương trình đào tạo Tổ trưởng sản xuất có chứa nội dung Quy trình làm việc của Tổ trưởng sản xuất.

  • Quy trình với Kế hoạch: Kế hoạch chứa Quy trình, vì trong kế hoạch còn có tài chính, tiến độ thực hiện…. Ví dụ: Kế hoạch đào tạo Tổ trưởng sản xuất sẽ chứa nội dung hướng dẫn Quy trình làm việc của Tổ trưởng sản xuất.
  • Quy trình với Phương pháp: Phương pháp tổ chức còn chứa sự linh hoạt, mềm dẻo hoặc sáng tạo; còn Quy trình tổ chức thì đã có sự lựa chọn cố định, mang tính bắt buộc.
  • Quy trình với Lý thuyết hệ thống: Quy trìnhLý thuyết hệ thống có sự tương đồng rất lớn về nhiều phương diện, chúng cùng tạo ra 1 hành động (hoặc sản phẩm) mà mỗi thành viên cấu thành đều không có được, điểm khác biệt duy nhất là LTHT chỉ đề cập đến sự liên kết hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành, không nêu bật đặc tính trình tự thực hiện được quy định (ấn định bắt buộc) như Quy trình.
  • Quy trình và Kinh nghiệm: Kinh nghiệm là một trong những nguồn gốc hình thành nên Quy trình, gồm kinh nghiệm nghề nghiệp hoặc kinh nghiệm sống.
  • Quy trình phối hợp và Cơ chế/Quy chế phối hợp: Cơ chế (quy chế) phối hợp: là sự liên kết lỏng lẻo, tùy nghi; Quy trình phối hợp: là sự gắn kết bắt buộc, mang tính sống còn của hệ thống.
  • Phương pháp quản lý theo quy trình (Management by processes - MBP): Quy trình là luật pháp của một tổ chức. Làm việc không đúng quy trình là phá hoại tổ chức. Do đó, quản lý theo quy trình là phương pháp quản lý chú trọng đến trình tự, thứ tự, cách thức thực hiện một công việc hay nhiệm vụ cụ thể của công nhân, chuyên gia hay một nhà quản lý cấp cao, trong một tổ chức hoặc một hệ thống.
  • Quản lý theo quy trình là phương pháp quản lý độc tài, bắt buộc mọi người phải tuân thủ theo những gì đã được minh định cụ thể, không chấp nhận sự đổi mới hay sáng tạo khi làm việc theo quy trình. Đây là kiểu quản lý "Thi hành trước – Ý kiến sau". Quy trình trong trường hợp này cần hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tuân thủ cả các nội quy, quy chế làm việc… đã được ban hành trong tổ chức. (Cần phân biệt với Phương pháp quản lý theo mục tiêu (Management by object - MBO) và Phương pháp quản lý theo chuyên môn).